Những mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc chính và hoạt động ưu tiên để phát triển bền vững ở Việt Nam

1. Mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX là: “Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của đất nước trên trường quốc tế được nâng cao”. Quan điểm phát triển trong Chiến lược trên được khẳng định : “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; “Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”.
Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.
Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần.

Xem thêm : Khái niệm phát triển bền vững công nghiệp
Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

2. Những nguyên tắc chính:
Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong quá trình phát triển chúng ta cần thực hiện những nguyên tắc chính sau đây:
Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quán triệt nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển.
Thứ hai, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền. Từng bước thực hiện nguyên tắc “mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi”.
Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động của con người gây ra. Cần áp dụng rộng rãi nguyên tắc “người gây thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường thì phải bồi hoàn”. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về công tác bảo vệ môi trường; chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chư-ơng trình và dự án phát triển kinh tế-xã hội, coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững.
Thứ tư, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai. Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận tới những nguồn lực chung và được phân phối công bằng những lợi ích công cộng, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau, sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo lại được, gìn giữ và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; xây dựng lối sống lành mạnh, hài hoà, gần gũi và yêu quý thiên nhiên.
Thứ năm, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, trước mắt cần được đẩy mạnh sử dụng ở những ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác.
Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương và trên quy mô cả nước. Bảo đảm cho nhân dân có khả năng tiếp cận thông tin và nâng cao vai trò của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt của phụ nữ, thanh niên, đồng bào các dân tộc ít người trong việc đóng góp vào quá trình ra quyết định về các dự án đầu tư phát triển lớn, lâu dài của đất nước.
Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước. Phát triển các quan hệ song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực; tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển bền vững. Chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gây ra.
Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

3. Những lĩnh vực hoạt động cần ưu tiên:

a. Về lĩnh vực kinh tế:
– Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học-công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường.
– Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường, dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo lại được, giảm tối đa chất thải độc hại và khó phân huỷ, duy trì lối sống của cá nhân và xã hội hài hòa và gần gũi với thiên nhiên.
– Thực hiện quá trình “công nghiệp hóa sạch”, nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”.
– Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên: đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học.
– Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững.

b. Về lĩnh vực xã hội:
– Tập trung nỗ lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm; tạo lập cơ hội bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
– Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số đối với các lĩnh vực tạo việc làm, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái.
– Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân nhằm phát triển bền vững các đô thị; phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững ở các địa phương.
– Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.
– Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.

c. Về lĩnh vực tài nguyên-môi trường:
– Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.
– Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
– Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.
– Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.
– Bảo vệ và phát triển rừng.
– Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.
– Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại.
– Bảo tồn đa dạng sinh học.
– Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu góp phần phòng, chống thiên tai.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân sự

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân sự

  1. Nhân tố môi trường kinh doanh

1.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp :

Ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp sau khi nghiên cứu kỹ môi trường bên ngoài doanh nghiệp sẽ đề ra sứ mạng mục tiêu của mình.

– Khung cảnh kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu ký kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nhân sự. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách về nhân sự của doanh nghiệp . Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.

– Dân số, lực lượng lao động: Tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lớn hơn tỷ lệ phát triển kinh tế, lực lượng lao động hàng năm cần việc làm cao thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có chất lượng.

– Văn hoá- xã hội: Một nền văn hoá có nhiều đẳng cấp, nhiều nấc thang giá trị không theo kịp với đà phát triển của thời đại rõ ràng nó kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho doanh nghiệp. Điều này đi đến hậu quả là bầu không khí văn hoá trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Xem thêm : Nguồn nhân lực doanh nghiệp

– Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự. Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản trị. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào bằng con đường quản trị nhân sự một cách có hiệu quả. Nhân sự là tài nguyên quý giá nhất vì vậy doanh nghiệp phải lo giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều này các doanh nghiệp phải có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng hợp lý tạo ra một bầu không khí gắn bó trong doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải có một chế độ lương bổng đủ để giữ nhân viên làm việc với mình, cải thiện môi trường làm việc và cải thiện phúc lợi. Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sách nhân sự thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng để lôi kéo những ngươì có trình độ, doanh nghiệp sẽ mất dần nhân tài. Sự ra đi của nhân viên không thuần tuý chỉ vấn đề lương bổng mà là sự tổng hợp của nhiều vấn đề.

– Khoa học- kỹ thuật: Các nhà quản trị phải đào tạo nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển của khoa học- kỹ thuật. Khi khoa học-kỹ thuật thay đổi một số công việc hoặc một số kỹ năng không còn cần thiết nữa do đó doanh nghiệp phải đào tạo lại lực lượng lao động của mình. Sự thay đổi về khoa học đồng nghĩa với việc là cần ít người hơn nhưng vẫn phải sản xuất ra số lượng sản phẩm tương tự như trước nhưng có chất lượng hơn. Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải sắp xếp lực lượng lao động dư thừa.

– Khách hàng: Là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là một phần của môi trường bên ngoài. Doanh số là một yếu tố tối quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị phải đảm bảo được rằng nhân viên của mình sẽ sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhà quản trị phải làm cho nhân viên của mình hiểu là không có khách hàng thì không cò doanh nghiệp và họ sẽ không có cơ hội làm việc nữa. Họ phải hiểu rằng doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiền lương của họ. Nhiệm vụ của quản trị nhân sự là làm cho các nhân viên hiểu được điều này.

1.2. Môi trường bên trong của doanh nghiệp :

– Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp : Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự.

– Chính sách chiến lược của doanh nghiệp: Một số chính sách ảnh hưởng tới quản trị nhân sự : cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an toàn, khuyến khích mọi người làm việc hết khả năng của mình, trả lương và đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc với năng suất cao…

– Bầu không khí- văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo.

2. Nhân tố con người

Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất.

Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ.

Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân sự. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau.

Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp đến người lao động. Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác quản trị nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.

3. Nhân tố nhà quản trị

Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp.

Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.

Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.

Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của người lao động, và nguồn nhân lực.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân sự

Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ

Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ

Chào mừng bạn đến với dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ. Đươc thành lập từ năm 2010 – với hơn 4 năm kinh nghiệm, nhóm Dịch vụ luận văn là nơi hội tụ của các thành viên ưu tú đã tốt nghiệp Đại Học, Cao học, Tiến sĩ loại Giỏi tại các trường hàng đầu như: ĐH Kinh Tế Quốc Dân, ĐH Ngoại Thương, Học viện Ngân Hàng, Học viện tài chính, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Bách Khoa.. cũng như các trường đại học nước ngoài và các trường liên kết. Chúng tôi nhận viết thuê luận án tiến sĩ, viết thuê luận văn ngoại ngữ, viết thuê luận văn thạc sĩ

Nhóm dịch vụ luận văn chúng tôi luôn tự hào là một trong số ít các nhóm đi đầu trong lĩnh vực tư vấn – hỗ trợ khách hàng hình thành ý tưởng. Từ đó các bạn có thể hoàn thiện các bài tiểu luận, báo cáo, luận văn, chuyên đề tốt nghiệp Đại học, Cao học, Tại chức … ở tất cả các chuyên ngành Kinh tế, Văn hoá, Xã hội …

Viết thuê luận án tiến sĩ
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ
Đặc biệt, chúng tôi còn nhận làm các đề tài luận văn bằng tiếng Anh với chất lượng cao, thuộc các ngành như:

Tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, marketing

Kinh tế đầu tư, kinh tế quốc tế, kinh tế bảo hiểm

Kế toán, Kiểm toán

Triết học Mác Lênin, kinh tế chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh

Du lịch, Văn hóa, Xã hội

Luật kinh tế, luật hành chính,…

Công nghệ thông tin

…….

Mục tiêu:
Nhóm “Dịch vụ luận văn” chúng tôi luôn phấn đấu để xây dựng một niềm tin trong khách hàng bằng cách:

• Tư vấn và viết các luận văn chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh, đáp ứng đúng thời hạn.

• Không ngừng học hỏi, xây dựng và hoàn thiện để trở thành địa chỉ tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

• Tiếp tục mở rộng & chuyên sâu các lĩnh vực nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

• Tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho các thành viên, CTV.

Phương châm hoạt động:

Với phương châm “Giữ chữ tín để thành công”, Nhóm dịch vụ luận văn chúng tôi tự tin khẳng định về chất lượng sản phẩm của mình.

– Cam kết các sản phẩm không copy – paste, đảm bảo đúng tiến độ và đặc biệt tuyệt đối giữ bí mật toàn bộ thông tin của khách hàng.

– Cam kết hoàn tiền 100% nếu bài không đạt do lỗi copy paste – plagiarism

• Chất lượng luận văn: Là yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững của Luận Văn A-Z.

• Chăm sóc khách hàng: mọi hoạt động của Luận Văn Việt đều hướng tới khách hàng, luôn tôn trọng, lắng nghe nhằm đem lại cho khách hàng sự hài lòng nhất.

• Ý thức, tinh thần, trách nhiệm của các thành viên nhằm xây dựng một đội ngũ giàu kinh nghiệm.

Quy trình làm việc:
Nhằm mang lại sự thuận tiện, dễ dàng cũng như đảm bảo cho niềm tin của khách hàng, việc hoàn thành một đề tài theo yêu cầu sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:

– Đề tài, đề cương (nếu có), đề cương đã được duyệt chưa

– Thời gian làm bài

– Các tài liệu liên quan (nếu có)

– Số điện thoại để bên Luận Văn Việt tiện liên lạc khi cần gấp

– Các thành viên trong nhóm sẽ nghiên cứu đề tài và báo giá phản hồi lại với BẠN sớm nhất.

– Chúng tôi tiến hành làm đề tài theo đúng thời hạn quy định đồng thời khách thanh toán từng phần theo tiến độ từng chương (thường là 3 lần).

– Sửa lỗi (nếu có) theo ý kiến phản hồi của giảng viên hoặc của khách hàng.

– Hoàn thiện 100% đề tài.

Để biết thêm chi tiết về dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ chuyên nghiệp vui lòng liên hệ:

Hotline: 0972.162.399 (Mr.Luân)

Web: http://www.luanvanaz.com

Email : luanvanaz@gmail.com

 

Các khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu

Các khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu

Với thời gian Kaplinsky và Morris đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị mở rộng, nhiều nhà nghiên cứu khác đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu. Ban đầu, các tác giả tập trung vào định nghĩa của chuỗi giá trị như là một mô tả đầy đủ các hoạt động cần thiết để mang lại một sản phẩm từ nhận thức, ý tưởng, sản xuất đến người tiêu dùng và cuối cùng là tái sử dụng. Chuỗi giá trị này bao gồm
làm việc như thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối và dịch vụ khách hàng.

Các khái niệm về chuỗi giá trị
Khái niệm về tài chính
Các khái niệm về dịch vụ viễn thông
Các khái niệm chung của các thương hiệu
Một số khái niệm cơ bản, vật liệu nổ
Các hoạt động có thể là do một doanh nghiệp của riêng mình hoặc được phân chia cho một số doanh nghiệp trong vòng một hoặc nhiều khu vực địa lý. Sáng kiến “chuỗi giá trị toàn cầu” đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện sự hiểu biết của các chuỗi giá trị trong đó các hoạt động được thực hiện bởi nhiều doanh nghiệp trên một khu vực địa lý rộng. Vì vậy, chúng ta gọi là chuỗi này là “chuỗi giá trị toàn cầu” [65].

Về cơ bản, các chuỗi giá trị toàn cầu là một quá trình mà trong đó công nghệ được kết hợp với các nguyên vật liệu và lao động. Các nguồn đầu vào là lắp ráp, tiếp thị và phân phối. Một doanh nghiệp duy nhất có thể chỉ là một mắt xích trong chuỗi này, hoặc nó có thể được kết hợp theo chiều dọc trên một quy mô lớn.

Xem thêm: Các khái niệm chuỗi
Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, kinh doanh hiếm hoi mà có thể thống trị các chuỗi giá trị toàn bộ, đặc biệt là các chuỗi giá trị mở rộng. Các doanh nghiệp dựa trên thế mạnh của mình để tham gia vào chuỗi giá trị bằng chuyên giai đoạn. Vì vậy, các chuỗi giá trị để trở thành một công cụ phân tích hữu ích để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. 1.4 Các bản vẽ sau minh họa các giá trị gia tăng mà các doanh nghiệp thường được tạo ra trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Chuỗi giá trị toàn cầu

Hình 1.4. Chuỗi giá trị toàn cầu

Nhìn vào bức tranh trên có thể thấy rằng giá trị của doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất hoặc trong một chuỗi giá trị khác nhau. Trong khi tập trung vào doanh nghiệp chuyên về nghiên cứu và phát triển, thiết kế, phân phối và tiếp thị có thể là một giá trị lớn, giá trị mà các doanh nghiệp được lắp ráp và sản xuất để tạo ra chỉ tạo ra giá trị cổ phiếu khiêm tốn, và là giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu . Đây là một điều tại sao các doanh nghiệp trong nước với khoa học và phát triển công nghệ thông thạo thường có xu hướng đặt nhà máy sản xuất và các sản phẩm lắp ráp tại các nước đang phát triển để tận dụng lợi thế về nhân lực giá rẻ của những nơi này.

Các khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu

Khát khao xuất ngoại thương hiệu Việt của chàng trai 8x

Trăn trở trước thực tế sản phẩm của Việt Nam mãi cứ là hàng gia công, anh Võ Chí Quyết đang nỗ lực xây dựng và đưa thương hiệu áo đồng phục cùng đồ bơi ra thị trường thế giới bằng con đường thương mại điện tử.
Võ sư 8x lập nghiệp với lan rừng
Dưới đây là câu chuyện khởi nghiệp của anh Võ Chí Quyết, chủ một thương hiệu may mặc chia sẻ với độc giả VnExpress.

Tôi là một người thuộc đời cuối của thế hệ 8x, sinh ra ở vùng đất Quảng Ngãi đầy nắng, gió và thường xuyên phải gánh chịu những cơn bão vào mùa đông. Môi trường sống khắc nghiệt đã hình thành trong tôi một khát vọng khởi nghiệp rất lớn, ngay từ còn ngồi trên ghế nhà trường.

Tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại TP HCM năm 2010 với tấm bằng cử nhân và sau nhiều năm lăn lộn trong ngành may tôi nhận ra một điều: Người Việt miệt mài lao động, tạo ra sản phẩm để rồi chỉ hưởng một phần trăm giá trị của đơn giá sản phẩm bán ra. Bỡi lẽ, ngành may của Việt Nam hiện nay có bản chất là gia công, không có yếu tố thương hiệu.

5-yeu-to-cac-nha-khoi-nghiep-v-1179-6342
Anh Quyết khao khát có thể trực tiếp đưa thương hiệu Việt sang thị trường quốc tế để tăng gia trị lợi nhuận cho thương hiệu Việt.
Tôi thử làm một phép toán đơn giản để thấy rõ điều này. Với một sản phẩm đồ bơi giá sản xuất và xuất đi tại xưởng là khoảng 5 USD mỗi chiếc, nhưng giá bán cho các thị trường Mỹ hay EU lại vào khoảng 100 USD. Như vậy, giá bán từ xưởng đến siêu thị chênh lệch nhau khoảng 20 lần. Do đó, các nhà nhập khẩu rất ưa chuộng thị trường châu Á mà đặc biệt là Việt Nam làm công xưởng gia công.

Theo tôi, nếu Việt Nam giảm bớt được khâu trung gian và tự tay làm, thì ngoài việc không còn là công xưởng gia công, thậm chí sẽ là đối thủ cạnh trạnh trực tiếp nhờ lợi thế cạnh trạnh về giá. Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh, giá chỉ là một yếu tố, vấn đề thương hiệu, và các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh cần phải thật sự chuyên nghiệp và bài bản.

Đứng trước những điều đó, không chỉ tôi mà bất cứ ai cũng khát khao có thể bán trực tiếp sản phẩm của mình ra thị trường thế giới, cắt bớt khâu trung gian thương mại của các nhà nhập khẩu nước ngoài để mang về nhiều hơn những giá trị lợi nhuận. Điều này là rất khó nhưng không phải không làm được. Và đây chính là con đường mà tôi đã chọn.

Bạn khởi nghiệp thành công hoặc gặp khó khăn trong kinh doanh, hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình tại đây hoặc email về kinhdoanh@vnexpress.net.
Năm 2013, tức sau 3 năm đi làm công ăn lương, tôi quyết định về mở công ty riêng để kinh doanh sản xuất hàng may mặc như ước mơ được hình thành từ ngày mới đi làm. Vậy tôi bắt đầu như thế nào? Đó là vấn đề mấu chốt và quan trọng nhất. Tôi đã đưa ra quyết sách: chiến lược đường dài phải nhờ vào những chiến thuật đường ngắn. Hiện tại tôi đang phát triển hai dòng sản phẩm chính song song cho cả hai thị trường trong nước và quốc tế. Theo đó, trong nước là đường ngắn để hỗ trợ cho đường dài là xuất khẩu nước ngoài.

Cái khó là tôi không có nhiều vốn nên phải làm quy mô nhỏ trước, rồi từ nhỏ mà thành lớn. Tôi đã lựa chọn hai dòng sản phẩm chiến lược là đồng phục và đồ bơi mang thương hiệu Võ Gia Phúc. Tôi tự tay lên kế hoạch thiết kế và đặt gia công để cho ra những sản phẩm ưng ý nhất. Với sản phẩm đồng phục, tôi nhắm đến đối tượng chính là học sinh và công nhân trong các công ty sản xuất.

Trong thời gian đầu, để tìm khách hàng tôi phải chạy lòng vòng khắp nơi, từ ngày này qua ngày khác và gõ cửa các trường học, công ty… nhưng đáp lại là những cái lắc đầu lạnh nhạt. Điều đó cũng dễ hiểu vì họ chẳng biết tôi là ai, thương hiệu gì. Không nản chí, tôi vẫn cứ in những tờ rơi, và miệt mài trên chiếc xe máy để đi tiếp thị khách hàng. Và rồi, trời không phụ lòng người khi một trường tiểu học ở một quận ngoại thành đã nhận lời đặt một đơn hàng cả trăm bộ đồng phục học sinh. Nhận được đơn hàng đầu tiên này, niềm vui trong tôi như vỡ oà.

Sau đó là những đơn hàng (tuy không lớn lắm, chỉ vài chục bộ) của các công ty nhỏ cũng liên tiếp tìm đến. Có được những khách hàng này tôi xem như đã thu về những thành công ban đầu và có động lực rất lớn để bắt tay tiếp cho kế hoạch. Hiện tại tôi không chỉ phát triển sản phẩm đến các công ty ở khu vực lân cận mà còn đưa sản phẩm đến những nơi xa hơn như các trường miền núi, hải đảo và các tỉnh thành ở phía Bắc và miền Trung.

Tiếp đó, dòng sản phẩm thứ 2 mà tôi hướng đến là đồ bơi. Sở dĩ chọn mặt hàng này vì trước đó tôi đã có kinh nghiệm nhiều năm làm trong một nhà máy sản xuất dòng sản phẩm này. Mặt khác, tôi còn nhận được sự hỗ trợ lớn từ anh em, bạn bè cũ làm chung trong phân khúc. Vì vậy tôi lấy nó làm sản phẩm chủ đạo để truyền thông ra thị trường quốc tế.

Để tiến hành thực hiện chiến lược này, đầu tiên tiên tôi chọn internet tiếp thị sản phẩm đến đối tác nước ngoài. Lúc đầu, có thể do sản phẩm của tôi chưa có thương hiệu nên họ cũng e ngại nên gần như chẳng quan tâm gì. Sau đó, tôi liên tục đưa lên giới thiệu nhiều mẫu mã sản phẩm mới, lạ kèm những thông số kỹ thuật rõ ràng và đưa ra các cam kết chắc chắn nếu hợp tác.

Thế là, sau một thời gian tầm vài tháng tích cực quảng bá… tôi cũng đã có những khách hàng đầu tiên gọi điện thoại hỏi thăm. Tuy nhiên, một số người vì những lý do này nọ và có thể chưa tin tưởng nhiều nên một số thương vụ bất thành. Cũng có đôi lúc tôi cảm thấy mơ hồ và nản, nhưng sau đó ngồi suy nghĩ lại, đây chỉ là những khó khắn nhỏ mà ai bước đầu làm cũng sẽ gặp phải. Nếu bỏ cuộc thì những hoài bão đã nuôi dưỡng bấy lâu nay xem như tan biến. Thế là tôi lại tự mình động viên và lấy lại quyết tâm.

Và rồi, lại có khách tìm đến, bằng những kinh nghiệm và vốn liếng mấy năm qua lăn lộn với thị trường trong nước, cuối cùng tôi đã thuyết phục được họ. Những đơn hàng này cũng chỉ là khởi đầu và quy mô nhỏ với giá trị vài nghìn USD nhưng tôi thấy rất vui vì nó mở ra hy vọng có thể tiếp cận được đối tác nước ngoài thông qua thương mại điện tử. Với phương thức này, tôi có thể cắt được một đến hai khâu trung gian nhà nhập khẩu thương mại ở nước ngoài để làm việc trực tiếp với khách.

Hiện nay, việc mở rộng ra thị trường thế giới cũng chỉ mới gọi là bước khởi động. Mục tiêu cho năm 2015 là chúng tôi kỳ vọng có thể đem về doanh thu khoảng 50.000 USD và đẩy lên 200.000 USD trong vòng 5 năm tới. Riêng thị trường nội địa, doanh thu hàng năm hiện tại của công ty tôi vào khoảng 3 tỷ đồng và sẽ không ngừng gia tăng trong những năm sau.

Những thành quả của tôi có có thể là nhỏ, rất rất nhỏ so với nhiều người khác. Tuy nhiên, nó là một thành quả lớn của tôi được đánh đổi bởi một chặng đường dài, những tháng ngày vất vả. Đồng thời, tôi vẫn luôn tin rằng mình đang đi đúng hướng để xây dựng sự nghiệp.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt kiểu mới với ôtô nhập khẩu từ 2016

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô là giá bán ra của nhà nhập khẩu thay vì giá CIF đã kèm thuế nhập khẩu như trước, theo Nghị định mới có hiệu lực từ đầu năm sau.
Đề xuất mở rộng dòng xe được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt / Bộ Tài chính: Giá xe nhập khẩu có thể giảm một nửa từ 2019
Thủ tướng vừa ký Nghị định 108 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi với nhiều nội dung quan trọng như thay đổi cách xác định giá tính thuế.

Riêng với mặt hàng ôtô nhập khẩu dưới 24 chỗ ngồi, giá làm căn cứ tính thuế là giá bán ra của nhà nhập khẩu (giá bán buôn) nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Nếu thấp hơn mức này, giá tính thuế sẽ do cơ quan thuế ấn định. “Giá vốn” được giải thích là giá tính thuế nhập khẩu kèm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô nhập khẩu sẽ thay đổi từ năm 2016. Ảnh minh họa: Bá Đô.
Theo quy định cũ, giá tính thuế chỉ là giá CIF nhập tại cảng kèm thuế nhập khẩu. Như vậy, giá thuế tiêu thụ đặc biệt phải cộng thêm một phần lợi nhuận, chi phí, cước vận chuyển từ nhà nhập khẩu tới tay đại lý phân phối cho người tiêu dùng. Theo lý giải của Bộ Tài chính – cơ quan đưa ra đề xuất thay đổi – cách tính thuế này đảm bảo sự công bằng và thống nhất giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, việc này còn mục đích chống khai gian lận thuế của các nhà nhập khẩu, sản xuất ôtô nhỏ lẻ và tránh tình trạng thất thu thuế.

Không chỉ thay đổi giá tính thuế, Chính phủ cũng đang trình Quốc hội sửa đổi một số Luật về thuế trong đó có việc giảm gấp đôi thuế suất tiêu thụ đặc biệt với ôtô nhập khẩu dòng xe phân khối nhỏ, phổ thông. Theo tính toán của Bộ Tài chính, đến năm 2019, những dòng xe được giảm mạnh nhất khoản thuế này có thể giảm giá tới 42%. Ngược lại, các dòng xe phân khối lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu, giá chưa phù hợp với thu nhập người dân, sẽ phải chịu thuế suất tiêu thụ đặc biệt cao.

Ngoài thay đổi về cách giá tính thuế, Nghị định sửa đổi này cũng quy định việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất sẽ được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số hàng thực tế khi tái xuất khẩu. Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.

Các quy định có hiệu lực từ 1/1/2016.

Chính sách thuế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiến lược công nghiệp hóa

Chính sách thuế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiến lược công nghiệp hóa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng biến nước ta thành một nước công nghiệp hóa.

Kinh nghiệm sử dụng các dịch vụ thuế của một số nước công nghiệp phát triển trên thế giới
Vai trò của thuế đối với công nghiệp hóa
Các điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp ở Việt Nam
Nội dung của công nghiệp hóa
Mục tiêu của công nghiệp hóa
Cơ cấu kinh tế trong đó có ngành kinh tế chuyển dịch cơ cấu, cơ cấu kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế.

– Cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp là quan hệ tỷ lệ giữa các ngành công nghiệp gắn bó, xây dựng – thương mại, dịch vụ nông nghiệp. Đối với ngành công nghiệp tái cơ cấu là để tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước quốc gia (GDP).

– Cơ cấu kinh tế thành phần là các loại hình sở hữu các phương tiện sản xuất. Đối với quá trình công nghiệp hóa, các bên chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần kinh tế, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân, nền kinh tế tư là một bộ phận cấu thành quan trọng.

– Cơ cấu kinh tế của vùng lãnh thổ này là bộ phận của nền kinh tế quốc gia vào các lĩnh vực chuyên môn khác nhau về chức năng. Đối với quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ này là để đảm bảo khai thác đầy đủ các khả năng và sức mạnh của các khu vực kinh tế trong nước.

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước, cải cách thuế là luôn luôn quan tâm đến môi trường thông thoáng, ưu đãi thuế cho các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, vùng lãnh thổ khuyến khích.

Xem thêm: Kinh nghiệm sử dụng thuế dịch vụ của một số nước công nghiệp phát triển trên thế giới
Đối với thuế thu nhập, các chính phủ đã thực hiện chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp, khai thác với mức thuế suất thấp hơn các ngành khác (thuế suất ngành công nghiệp 25%, trong khi khu vực thương mại, ăn uống, dịch vụ thuế suất 45%). Doanh nghiệp với thuế suất áp dụng đầu tư nước ngoài là 15% cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp nặng, đầu tư vào các khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn, cũng bên cạnh những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư vào các vùng khó khăn nhận được một thuê 50%, một số trường hợp đặc biệt được giảm đến 90%. Đến năm 1999, pháp luật về thuế thu nhập đã được thay thế bởi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp một mặt dưới
thuế quan phổ biến, mặt khác vẫn duy trì chế độ ưu đãi. Để thể hiện chính sách khuyến khích theo định hướng công nghiệp hóa đầu tư của Đảng và Nhà nước, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp có ưu đãi khác như miễn giảm thuế tới 2 năm từ thu nhập và 50% trong 2 năm tiếp theo cho các đơn vị mới thành lập, nếu đơn vị có vốn đầu tư trong các ngành công nghiệp , các ngành, các khu kinh tế sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi thấp hơn so với các dự án khác (đối với nhà đầu tư trong nước được hưởng mức thuế suất là 15%, 20%, 25% vốn đầu tư nước ngoài là 10%, 15%, 20%) và ưu tiên thời gian cũng kéo dài hơn thời gian miễn thuế cao nhất là 13 năm, trong đó có 4 năm đầu được miễn thuế và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Ngoài ra, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng khuyến khích miễn trừ đối với trường hợp đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, các biện pháp khuyến khích ngành công nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển vận tải công cộng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khoa học dịch vụ, sản xuất cơ bản hóa học, sản xuất dược phẩm, sản xuất thép, hợp kim …

Thuế nhập khẩu và miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, vật liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị và vật liệu mà không thể được sản xuất bởi các nhà nhập khẩu doanh nghiệp đầu tư vào những ngành, lĩnh vực khuyến khích của Nhà nước.

Bên cạnh đó, cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp để thực hiện dự án BOT, BTO, BT, miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư và dịch vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất phần mềm, được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Luật thuế GTGT cũng quy định việc thu thuế ở khâu nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ mà không thể được sản xuất nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Với các ưu đãi về thuế kết hợp với tăng chi tiêu vào các ngành mà trường đã góp phần khuyến khích đầu tư và tác động vào sản xuất kinh doanh, giúp cơ cấu lại các hóa chất công nghiệp nền kinh tế theo định hướng.

Chính sách thuế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiến lược công nghiệp hóa

Làm sao “xây móng nhà” cho tỷ giá?

Ngày 31/8, giá bán ra mỗi USD cách trần tới 47 đồng và là phiên thứ ba liên tiếp duy trì khoảng cách mua vào, bán ra tới 60 đồng. Nhà quản lý thở phào, còn giới phân tích thì cho rằng cần phải tính dần tới thả nổi tỷ giá trong một tầm nhìn chiến lược dài hạn.

Trong các phiên giao dịch 3 ngày gần nhất, tỷ giá bán ra tại Vietcombank đang từ chạm trần, áp trần thì đến 27 và 28/8, chỉ còn 22.510 VND/USD, đến 31/8, mức giá này là 22.500 VND/USD.

Buộc phải ăn đong

Đặc biệt, khoảng cách giữa mua vào bán ra duy trì ở mức 60 VND/USD, trở về thời kỳ ổn định ở phần lớn thời gian từ 2011 đến trước 2 đợt điều chỉnh tỷ giá vừa qua.

Giới phân tích thị trường nhìn nhận rằng, lý do để tỷ giá cắt được cơn sốt vừa rồi chính là Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện được vai trò điều hành, dù hơi muộn một vài ngày.

Cụ thể, khi đợt sốt bùng lên, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra vài trăm triệu USD mỗi ngày để giảm áp lực cầu và song song với đó là kiểm soát chặt chẽ tình trạng dư thừa vốn khả dụng.

Đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã triệu tập lãnh đạo các ngân hàng thương mại họp và chấn chỉnh tình trạng găm giữ, yêu cầu các định chế này phải thể hiện trách nhiệm với thị trường, kịp thời bán ra cho các nhu cầu hợp lý và không làm giá.

Một yếu tố khác cũng được giới phân tích đề cập là thông điệp của Ngân hàng Nhà nước rất rõ ràng thông qua việc khẳng định không gian cho tỷ giá đã được tính tới đến đầu 2016 và dứt khoát không điều chỉnh thêm. Khi cơn sốt tỷ giá tạm lắng, cũng là lúc khá nhiều ý kiến trên một số diễn đàn cho rằng, phải “thả nổi tỷ giá”.

Tại buổi tọa đàm tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện nay do Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức ngày 25/8, khá nhiều ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát, không nên neo cố định.

Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, nói: “Trong bối cảnh nền kinh tế nhập siêu triền miên như vậy, điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước không còn lựa chọn nào khác ngoài neo tương đối với USD. VND chưa bao giờ tự do chuyển đổi thì làm sao thả nổi? Cách đặt vấn đề như vậy ở thời điểm này là chưa phù hợp”.

Theo ông, câu chuyện tỷ giá hiện nay buộc phải gắn với nhiều cân đối khác, đó là khuyến khích hoặc không khuyến khích xuất khẩu; nợ quốc gia, nợ nước ngoài của doanh nghiệp; giảm chi phí đầu vào của các ngành sản xuất gia công.

Tỷ giá là yếu tố tác động rất mạnh đến tất cả những vấn đề trên, nó có thể là hỗ trợ thị trường nhưng đồng thời cũng gây ra rủi ro rất lớn đối với thị trường và các chính sách điều tiết vĩ mô.

Hơn nữa, Việt Nam chưa phải là nền kinh tế thị trường hoàn toàn thì không thể “cầm đèn chạy trước ô tô”.

“Thay vào đó, nhà điều hành chỉ có thể túc trực, “canh” thị trường, rồi thêm chỗ này, bớt chỗ kia một chút, tạo sự cân bằng hợp lý, nhằm xác lập niềm tin cho thị trường thì mới tạm thời ổn định được tỷ giá. Đành ăn đong vậy thôi!”. Tuy nhiên, ông Lịch cũng cho rằng, trong điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước không nên cứng nhắc, việc để biên độ 1% – 2% suốt từ 2011 đến trước đợt sốt vừa rồi là không phù hợp.

Làm sao “xây móng nhà” cho tỷ giá?

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh (BDI), có hai lý do dẫn đến việc giải bài toán tỷ giá trở nên khó khăn mà đầu tiên là thống kê.

“Mới ngày nào, nhập siêu từ Trung Quốc chỉ 10 tỷ USD, bỗng nhiên vọt lên 15, 20 tỷ USD, rồi 30 tỷ và bây giờ là 44 tỷ USD. Tại một diễn đàn kinh tế khu vực, Trung Quốc công bố Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 44 tỷ nhưng thống kê của Việt Nam thì chỉ 27 tỷ USD. Việt Nam luôn cân bằng thương mại với các nước nhưng với Trung Quốc lại thâm hụt tệ hại. Thế là thế nào?”, ông Nghĩa băn khoăn.

Theo ông, khi thống kê thiếu chính xác, các nhà hoạch định chính sách không thể ban hành các chính sách phù hợp cũng như lường đón trước rủi ro.

Thứ hai, việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của khu vực doanh nghiệp nội địa là vấn đề đáng báo động. Lý giải điều này, ông Nghĩa cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam luôn có xu hướng nhập khẩu nguyên liệu rẻ tiền và xuất khẩu vào thị trường dễ tính.

“Cá ngừ, cá thu có ươn một chút vẫn xuất khẩu ào ào sang Trung Quốc nhưng với Nhật thì còn lâu!”, ông Nghĩa nói.

Và vì vậy, muốn giải bài toán này thì phải đi vào yếu tố công nghệ và chừng nào chưa làm được như vậy thì cũng giống như sự phân công lao động của bầy nhạn: con đầu đàn bay trước, tiếp đến là phần còn lại, tạo nên hình rẻ quạt trên bầu trời.

Mọi sự chỉ có thể thay đổi khi có sự đột phá của một và/hoặc một nhóm doanh nghiệp nào đó tiên phong dẫn đầu. Trên thế giới, từng có những quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel, Phần Lan làm được như vậy, còn nếu để sắp xếp theo lẽ tự nhiên thì cứ như Việt Nam hiện nay.

Lời ông Nghĩa nói không phải không có căn cứ, khi mới đây, Tổng cục Thống kê cho biết, trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 32,7 tỷ USD, chiếm 29,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 20,4% so với cùng kỳ; đồng thời, nhập siêu từ khu vực kinh tế trong nước chiếm tới 13 tỷ USD; trong khi khu vực FDI xuất siêu 9,4 tỷ USD.

Rõ ràng, nền móng cho tỷ giá phải đi từ khu vực sản xuất, năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nội địa. Chỉ có thể cân bằng nhập siêu, tiến tới thặng dư thương mại, mới có thể tính tiếp tới bài toán thả nổi tỷ giá hay neo cố định.

Nội ngoại tranh mua, FLC giao dịch nhiều nhất ngày 8/10

Trong 3 phiên trở lại đây, thanh khoản cổ phiếu FLC đã tăng mạnh trở lại, với gần 27 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Ngày 8/10, sau phiên giao dịch sáng có vẻ khá “điềm đạm” thì trong phiên chiều, cổ phiếu FLC đã được giao dịch mạnh, tăng kịch trần lên 7.100 đồng/cổ phiếu.

Với khối lượng khớp 12,79 triệu cổ phiếu, FLC cũng trở thành cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất phiên hôm nay. Trong đó, khối ngoại tiếp tục mua vào 428 nghìn cổ phiếu FLC.

Các mã cùng nhóm bất động sản với FLC như KBC, IJC, ITA, HQC cũng đều có mức tăng mạnh, trong đó ITA và HQC là hai mã tăng kịch trần. HQC cũng đã được khối ngoại mua 2,96 triệu cổ phiếu.

Với diễn biến tại nhóm bất động sản, có thể thấy dòng tiền đang có dấu hiệu luân chuyển.

Nhà đầu tư đã có chiều hướng chốt lời tại các mã dệt may, thủy sản, khiến cho cổ phiếu giảm giá hoặc chỉ loanh quanh tham chiếu. Tại nhóm dệt may, KMR giảm 1,96%, STK đứng giá, GIL đứng giá còn mã TCM chỉ tăng 0,53%.

Hầu hết các mã thủy sản cũng chỉ tăng nhẹ: FMC tăng 1,13%, HVG tăng 1,12%, IDI tăng 2,5%.

Ngoài ra, dòng tiền cũng tìm đến một số cổ phiếu có dự báo tốt về kết quả kinh doanh như SHI, NKG, SVC, HTI, HT1, giúp giá đóng cửa đều gần hết biên độ giao dịch.

Tính chung phiên giao dịch chiều 8/10, đã có thêm hơn 80 triệu cổ phiếu được giao dịch, nâng tổng khối lượng cả phiên của HOSE lên 193,05 triệu cổ phiếu, tương đương 3.112,3 tỷ đồng.

12 doanh nghiệp chốt danh sách trả cổ tức

DC4, NHA, TIE, DGW, CMV, SRF, G20, NT2, VNF, PEN, PPS, PSW thông báo chốt danh sách cổ đông để thanh toán cổ tức bằng tiền.

* Ngày 26/10/2015, Công ty Cổ phần DIC số 4 (mã DC4-HOSE) trả cổ tức năm 2014 bằng tiền với tỷ lệ 5%/ cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 9/10/2015.

* Ngày 10/11/2015, Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị Nam Hà Nội (mã NHA-HNX) trả cổ tức bằng tiền năm 2014 và tạm ứng cổ tức bằng tiền năm 2015 với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng) trong đó, trả cổ tức năm 2014 là 4,5%/cổ phiếu và tạm ứng cổ tức năm 2015 là 5,5%/cổ phiếu. Ngày đăng ký cuối cùng: 12/10/2015.

* Ngày 30/10/2015, Công ty Cổ phần TIE (mã TIE-HOSE) trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2014 với tỷ lệ 7%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 700 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 12/10/2015.

* Ngày 26/10/2015, Công ty Cổ phần Thế giới số (mã DGW-HOSE) trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 13/10/2015.

* Ngày 05/11/2015, Công ty Cổ phần Thương nghiệp Cà Mau (mã CMV-HOSE) chi trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 15/10/2015

* Ngày 30/10/2015, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ lạnh (mã SRF-HOSE) chi trả tạm ứng cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 15/10/2015.

* Ngày 28/10/2015, Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may G.Home (mã G20-HNX) chi trả cổ tức năm 2014 và tạm ứng trả cổ tức 2015 bằng tiền với tỷ lệ 5,3%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 530 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 15/10/2015.

* Ngày 06/11/2015, Công ty Cổ phần Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (mã NT2-HOSE) tạm ứng cổ tức bằng tiền năm 2015 với tỷ lệ 9%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 900 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 16/10/2015.

* Ngày 10/11/2015, Công ty Cổ phần VINAFREIGHT (mã VNF-HNX) chi trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền với tỷ lệ 15%/cổ phiếu. Ngày đăng ký cuối cùng: 16/10/2015.

* Ngày 04/11/2015, Công ty Cổ phần Xây lắp III Petrolimex (mã PEN-HNX) trả cổ tức năm 2014 bằng tiền với tỷ lệ 12%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận được 1.200 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 19/10/2015.

* Ngày 6/11/2015, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật điện lực dầu khí Việt Nam (mã PPS-HNX) chi trả cổ tức năm 2014 bằng tiền với tỷ lệ 12,87%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.287 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 20/10/2015.

* Ngày 28/10/2015, Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí Tây Nam Bộ (mã PSW-HNX) chi trả cổ tức bằng tiền đợt 1/2015 với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 20/10/2015.